Cập Nhật : 19/11/2024 - Lượt xem: 407
Màng lọc không khí có khả năng xử lý bụi bẩn, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc... Tìm hiểu về các loại màng lọc phổ biến hiện nay và thời hạn sử dụng, thay thế của chúng.
Bạn có từng thắc mắc về cấu tạo và công dụng của các loại màng lọc không khí hay sử dụng trong máy hút ẩm, máy lạnh di động hay máy máy lọc không khí chưa? Bài viết này Giải pháp hút ẩm sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các loại màng lọc không khí tốt nhất hiện nay, đồng thời cung cấp thông tin về thời gian thay thế màng lọc phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
I. Màng lọc không khí là gì?
Màng lọc không khí (tiếng anh là Air Filter) là một bộ phận quan trọng trong các hệ thống lọc của máy hút ẩm, máy lạnh di động, điều hòa và máy lọc không khí. Chức năng chính của nó là loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, vi khuẩn, nấm mốc, các tác nhân gây hại khác có không khí.
Bụi bẩn, phấn hóa, vi khuẩn được lọc sạch thông qua màng lọc không khí
Với khả năng lọc sạch hiệu quả, màng lọc không khí đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà, mang lại môi trường sống khỏe mạnh và an toàn cho gia đình của bạn.
II. Các loại màng lọc không khí
Có nhiều loại màng lọc khác nhau, mỗi loại có chức năng và hiệu quả lọc riêng. Dưới đây là một số loại màng lọc không khí phổ biến:
-
Màng lọc thô: Loại bỏ bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa có kích thước lớn.
-
Màng lọc than hoạt tính: Khử mùi hôi, khói, giữ lại khí độc hại.
-
Màng lọc HEPA: Lọc bụi mịn PM2.5, vi khuẩn và virus có kích thước cực nhỏ.
Ngoài ra, trong một số thiết bị ở phân khúc cao cấp còn sử dụng thêm các bộ lọc chuyên dụng như: màng lọc phấn hoa, màng lọc tita, màng lọc nước.
Xem thêm: ION ÂM LÀ GÌ? TÁC DỤNG TUYỆT VỜI TỪ CÔNG NGHỆ ION ÂM
1. Màng lọc thô
Màng lọc thô có cấu tạo đơn giản bằng nhựa hoặc kim loại, tùy loại thiết bị khác nhau.
Màng lọc thô
Công dụng: Màng lọc không khí này có khả năng lọc sạch các loại tạp chất thô, có kích thước lớn ở trong không khí, chẳng hạn như tóc, sợi vải, sợi bông, bụi bẩn có kích thước lớn.
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
|
- Không lọc được bụi mịn PM2.5, virus, vi khuẩn,...
|
2. Màng lọc than hoạt tính
Màng lọc than hoạt tính có dạng hình chữ nhật, bao gồm các sợi nhỏ đan xen nhau. Trên bề mặt màng lọc, các hạt than hoạt tính nhỏ được phân bố đều, giúp tăng tối đa diện tích tiếp xúc với không khí. Với cấu tạo từ Carbon, màng lọc không khí than hoạt tính có khả năng khử sạch vô cùng tốt.
Màng lọc than hoạt tính
Công dụng: Xử lý các mùi hôi (mùi thuốc lá, mùi hôi, khói...) và chất độc chứa trong không khí, trả lại luồng không khí trong lành, sạch sẽ.
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
-
Khả năng khử mùi hôi hiệu quả
-
Thu giữ hóa chất độc hại, khí và khói
-
Cải thiện chất lượng không khí
-
Giá thành hợp lý
|
-
Không thể lọc được vi khuẩn và vi rút
-
Không loại bỏ được các chất gây dị ứng như bụi mịn
-
Cần được thay thế định kỳ
-
Có thể gây tắc nghẽn nếu sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn
|
3. Màng lọc HEPA
Màng là HEPA viết tắt của viết tắt của "High Efficiency Particulate Air. Màng lọc HEPA được cấu tạo như một chiếc lưới, làm từ nhiều sợi thủy tinh có đường kính nhỏ khoảng từ 0.5 đến 2 micromet, sắp xếp ngẫu nhiên và dán kín lại với nhau để tạo thành một lưới lọc. Với cấu trúc sợi nhỏ như vậy, màng lọc HEPA dễ dàng bắt được các hạt bụi siêu nhỏ mà các loại màng lọc khác không thể bắt được.
Màng lọc HEPA
Đây là màng lọc được các chuyên gia đánh giá cao và hiện đang là màng lọc không khí tốt nhất hiện nay.
Công dụng: Nhờ các mắt lưới siêu nhỏ, màng lọc HEPA có thể lọc sạch đến 99.97% các loại bụi mịn có kích thước siêu nhỏ chỉ từ 0.3 micromet, bao gồm cả bụi mịn PM2.5, vi khuẩn, khói bụi, và các tác nhân gây hen suyễn.
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
-
Hiệu quả lọc cao, có thể lọc được 99,97% bụi mịn PM2.5, vi khuẩn, virus…
-
Giảm nguy cơ mắc bệnh về hô hấp
-
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
-
Độ bền cao
|
|
4. Màng lọc phấn hoa
Màng lọc phấn hoa thường được sử dụng ở những sản phẩm máy lọc không khí cao cấp, thuộc bộ lọc trung gian.
Công dụng: Giữ lại các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo,... có trong không khí
5. Màng lọc Titan (Ti0)
Màng lọc không khí Titan không sử dụng phổ biến trên thị trường như những màng lọc khác, chúng thường được đặt cùng với các màng lọc trung gian.
Công dụng: Khử mùi hôi hiệu quả.
6. Màng lọc nước
Trong các máy lọc không khí có tính năng tạo ẩm, màng lọc được được tích hợp để lọc bụi bẩn cho hơi nước. Nước từ bên ngoài sẽ được đổ vào khay chứa, đi qua màng lọc nước để xử lý, đảm bảo hơi nước phun ra ngoài được sạch sẽ và tinh khiết.
Công dụng: Tăng độ ẩm cho môi trường, tránh khô da, nứt nẻ và hạn chế mắc các bệnh về hô hấp.
III. Sử dụng bao lâu thì nên thay thế màng lọc không khí?
Thời gian thay thế màng lọc khí thường sẽ được xác định từ nhiều yếu tố như loại màng, kích thước và tần suất sử dụng. Dưới đây là thời gian thay màng lọc tiêu chuẩn mà các bạn có thể tham khảo:
-
Đối với màng lọc thô: Đây là loại màng lọc có thể làm sạch, hoặc giặt được do đó không cần thay thế trong suốt quá trình sử dụng. Hãy đảm bảo rằng màng lọc thô được vệ sinh thường xuyên, điều đó giúp cho tuổi thọ của nó được kéo dài hơn.
-
Tuổi thọ trung bình của loại màng lọc than hoạt tính là 2 - 3 năm, nó cũng phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và chất lượng không khí cần lọc.
-
Tuổi thọ của màng lọc HEPA dao động từ 3 - 10 năm tùy thuộc vào mẫu máy lọc, nhà sản xuất và chất lượng không khí lọc. Nhiều màng lọc HEPA có thể sử dụng được tới 10 năm trong điều kiện tốt. Trên thực tế, màng lọc không khí HEPA thương được thay sau 2-3 năm.
-
Màng lọc phấn hoa có tuổi thọ từ 6 -12 tháng tùy vào thời gian sử dụng nhiều hay ít.
-
Tuổi thọ của màng lọc nước là rơi vào khoảng 2 năm/lần.
-
Thời gian cần thay thế màng lọc Tita được nhà sản xuất ghi rõ trên hướng dẫn sử dụng của từng sản phẩm. Kiểm tra để sử dụng của màng lọc Titan được nêu rõ trên hướng dẫn dùng của sản phẩm, tùy thuộc vào từng mẫu máy lọc và hãng sản xuất.
Bao lâu nên thay màng lọc?
Lưu ý:
- Nên thay thế màng lọc khi có dấu hiệu bẩn, tắc nghẽn hoặc hiệu quả lọc giảm sút.
- Tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết thời gian thay thế cụ thể cho từng loại màng lọc.
IV. Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh màng lọc không khí
Để duy trì hiệu quả làm việc và kéo dài tuổi thọ của các màng lọc không khí, việc vệ sinh và bảo quản đúng cách là đặt biệt quan trọng. Dưới đây hướng dẫn cụ thể dành cho các loại màng lọc phổ biến:
- Đối với màng lọc thô, bạn nên vệ sinh định kỳ bằng nước sạch hoặc dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn, tóc, lông vật nuôi dính trên bề mặt. Điều này giúp duy trì hiệu quả lọc tốt nhất và kéo dài tuổi thọ cho chúng.
Vệ sinh màng lọc theo định kỳ
- Đối với các loại màng lọc không khí như than hoạt tính và HEPA, bạn không nên vệ sinh bằng nước vì có thể làm hỏng cấu trúc dẫn đến lọc không hiệu quả. Thay vào đó, hãy mua màng lọc mới thay thế khi hết thời gian sử dụng được khuyến cáo.
- Trong quá trình sử dụng, nên để mang lọc ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh bị ẩm mốc hoặc hư hỏng.
V. Ứng dụng của màng lọc không khí trong máy hút ẩm, máy lạnh di động và máy lọc không khí
1. Màng lọc không khí của máy hút ẩm
Mục đích chính của máy hút ẩm là xử lý độ ẩm dư thừa trong không khí. Tuy nhiên, hầu hết các dòng máy hút ẩm đều được trang bị màng lọc cơ bản để loại bỏ bụi bẩn, khử mùi… Một số hãng máy hút ẩm còn tích hợp cả màng lọc HEPA diệt vi khuẩn như Sharp DW-E16FA-W, Sharp DW-D12A-W, Sharp DW-J27FV-S, Sharp DW-D20A-W..;
Màng lọc khô
Các loại màng lọc thường dùng cho máy hút ẩm:
-
Màng lọc thô: Loại bỏ bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa có kích thước lớn.
-
Màng lọc than hoạt tính: Khử mùi hôi, khí độc hại như VOCs, formaldehyde.
Hiệu quả: Màng lọc không khí trong máy hút ẩm thường có hiệu quả lọc thấp hơn so với máy lọc không khí chuyên dụng. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà, đặc biệt là ở những khu vực có độ ẩm cao.
2. Màng lọc trên máy lạnh di động, điều hòa
Máy lạnh di động có chức năng làm mát và hút ẩm không khí, do đó màng lọc không khí được lắp đặt để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Điều hòa di động
Loại màng lọc thường dùng cho máy lạnh di động, điều hòa:
-
Màng lọc thô: Loại bỏ bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa có kích thước lớn.
-
Màng lọc than hoạt tính: Khử mùi hôi, khí độc hại như VOCs, formaldehyde.
-
Màng lọc HEPA (tùy chọn): Loại bỏ bụi mịn PM2.5, vi khuẩn, virus.
Hiệu quả: Hiệu quả lọc của màng lọc trong máy lạnh di động phụ thuộc vào loại màng lọc được sử dụng. Nếu máy có trang bị màng lọc HEPA, hiệu quả lọc sẽ cao hơn so với chỉ có màng lọc thô và than hoạt tính.
3. Màng lọc không khí của máy lọc không khí
Mục đích chính của máy lọc không khí là loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác trong không khí. Máy lọc không khí sử dụng nhiều loại màng lọc khác nhau để đạt hiệu quả lọc tối ưu.
Máy lọc không khí
Loại màng lọc không khí thường dùng:
-
Màng lọc thô: Loại bỏ bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa có kích thước lớn.
-
Màng lọc than hoạt tính: Khử mùi hôi, khí độc hại như VOCs, formaldehyde.
-
Màng lọc HEPA: Loại bỏ bụi mịn PM2.5, vi khuẩn, virus.
-
Màng lọc sinh học: Loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc bằng cách sử dụng vi sinh vật có lợi.
-
Màng lọc nước: Tạo ẩm cho không khí.
Hiệu quả: Máy lọc không khí có hiệu quả lọc cao, có thể loại bỏ được nhiều loại bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc và khí độc hại khác nhau, giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà một cách hiệu quả.
Với những thông tin cung cấp trong bài viết này, Giải pháp hút ẩm hy vọng bạn đã có được kiến thức cơ bản về màng lọc không khí, các loại màng lọc phổ biến hiện nay và thời gian thay thế phù hợp. Hãy là người sử dụng thông minh và sử dụng đúng cách để tận dụng tối đa hiệu quả của màng lọc không khí nhé.
Thẻ tag:
Có 0 bình luận