Ngày Đăng : 11/12/2024 - Lượt xem: 16
Bạn từng nghe hoặc thấy về AQI nhưng không hiểu nó là gì và quan trọng ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá rõ hơn chỉ số AQI là gì, nó có ảnh hưởng gì và chỉ số AQI bao nhiêu sẽ tốt cho sức khỏe.
Chất lượng không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, nó có thể gây ra các bệnh về hô hấp như viêm phổi, hen suyễn… Hiểu và theo dõi thường xuyên chỉ số AQI sẽ giúp chúng ta chủ động nắm bắt được mức độ ô nhiễm, từ đó tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
1. Giới thiệu về AQI và tầm quan trọng của chất lượng không khí
1.1 AQI là gì?
AQI (Air Quality Index) là chỉ số đo lường chất lượng không khí (được biểu diễn theo thang điểm từ 0 đến 500), dùng để phản ánh mức độ ô nhiễm không khí và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người.
Chỉ số AQI được tính dựa trên nồng độ các chất ô nhiễm chính trong không khí, điển hình như: bụi mịn (PM2.5, PM0.3, PM10…), khí ozone (O3), nitơ dioxide (NO2), lưu huỳnh dioxide (SO2) và khí carbon monoxide (CO).
1.2 Chỉ số chất lượng không khí (AQI) có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
AQI là công cụ đo lường ô nhiễm, giúp người dân khắp cả nước nhận thức được chất lượng không khí hiện tại, từ đó chủ động đưa ra biện pháp tự bảo vệ sức khỏe như: hạn chế hoạt động ngoài trời, sử dụng khẩu trang, sử dụng thiết bị lọc khí…
Khi chỉ số AQI càng cao, mức độ ô nhiễm không khí càng lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là với nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp… Triệu chứng phổ biến khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm thường là: khó thở, đau đầu, tức ngực, ho…
2. Chỉ số AQI bao nhiêu là an toàn cho sức khỏe?
2.1 Có bao nhiêu mức thể hiện chỉ số AQI?
Hiện nay, chỉ số AQI được chia thành sáu mức độ khác nhau, mỗi mức sẽ được thể hiện qua một màu sắc, phản ánh mức độ ô nhiễm không khí từ thấp đến cao và có những khuyến cáo khác nhau để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Chỉ số AQI
|
Mức độ ô nhiễm
|
Màu sắc biểu thị
|
Ảnh hưởng
|
0-50
|
Tốt
|
Xanh lá
|
Không ảnh hưởng đến sức khỏe.
|
51-100
|
Trung bình
|
Vàng
|
Người nhạy cảm hạn chế ra ngoài.
|
101-150
|
Xấu
|
Cam
|
Người nhạy cảm hạn chế ra ngoài.
|
151-200
|
Kém
|
Đỏ
|
Nên ở trong nhà, nhất là người nhạy cảm.
|
201-300
|
Rất kém
|
Tím
|
Nên ở trong nhà, nhất là người nhạy cảm.
|
301-500
|
Nguy hiểm
|
Đỏ sẫm
|
Cảnh báo khẩn cấp, người dân không nên ra đường.
|
2.2 Chỉ số AQI bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?
Chỉ số AQI dưới 100 được xem là đạt yêu cầu và mức AQI từ 0 đến 50 là mức độ ô nhiễm an toàn nhất cho sức khỏe.
AQI nằm trong khoảng này được xem là chỉ số lý tưởng với không khí trong lành, không có bụi mịn hay các tạp chất có hại, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, và mọi người có thể sinh hoạt bình thường mà chẳng ngại về ô nhiễm.
Tuy nhiên, ngay cả khi AQI thấp, những người có vấn đề về hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng vẫn cần chú ý theo dõi và hạn chế tiếp xúc lâu dài với không khí.
3. Các yếu tố tác động đến chỉ số chất lượng không khí (AQI)
Các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chỉ số chất lượng không khí (AQI) gồm có:
Bụi mịn (PM2.5 và PM10): đây là các hạt bụi nhỏ có khả năng xâm nhập sâu vào phổi và máu. PM2.5 (bụi mịn có kích thước dưới 2,5 micron) đặc biệt nguy hiểm vì kích thước nhỏ khiến chúng dễ đi sâu vào hệ hô hấp và gây ra các bệnh lý về tim mạch và hô hấp.
Carbon monoxide (CO): là khí không màu, không mùi, có độc tính cao, giảm oxy trong máu, gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh và tim mạch.
Lưu huỳnh dioxide (SO2): là khí vô cơ không màu, có mùi hôi, có thể gây ra các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở, nóng rát mũi và cổ họng. Đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân viêm đường hô hấp, viêm phổi, hen suyễn, đau mắt…
Nito dioxide (NO2): đây là một khí ô nhiễm không màu không mùi, chủ yếu từ giao thông và công nghiệp. NO2 gây kích ứng phổi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp.
Khí Ozone (O3): được hình thành thông qua phản ứng hóa học trong khí quyển khi các tia UV từ mặt trời tương tác với NOx và VOC. Khí này có thể làm suy giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp như: hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (CODP), ung thư phổi…
Ngoài ra, các yếu tố khác như khói thải của phương tiện giao thông, nhà máy công nghiệp, điều kiện thời tiết (gió, nhiệt độ, độ ẩm) hoặc cháy rừng… cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí và làm thay đổi chỉ số AQI.
4. Giải pháp nâng cao chất lượng không khí trong không gian sống
4.1 Giải pháp bảo vệ chất lượng không khí ngoài cộng đồng
-
Giảm thiểu khí thải từ giao thông và công nghiệp: Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe đạp, hoặc xe điện. Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả quản lý khí thải từ các nhà máy công nghiệp, đặc biệt là các ngành có khí thải lớn.
-
Phát triển không gian xanh: Trồng nhiều cây xanh ở công viên hoặc trong khu đô thị sẽ giúp hấp thụ CO2 và các chất ô nhiễm khác, đồng thời cải thiện chất lượng không khí.
4.2 Sử dụng thiết bị làm sạch không khí
Một trong những giải pháp hiệu quả nhất để chủ động cải thiện chất lượng không khí trong môi trường sống là sử dụng thiết bị làm sạch không khí.
Hiện nay, máy lọc không khí và máy hút ẩm tích hợp chức năng lọc khí ngày càng trở nên phổ biến với công nghệ màng lọc HEPA H13 kết hợp màng lọc than hoạt tính có khả năng loại bỏ các hạt bụi siêu mịn (PM2.5, PM10, PM0.3), vi khuẩn, phấn hoa cùng khí độc hại tiềm ẩn trong không khí.
Bên cạnh đó, máy hút ẩm kiêm lọc khí còn làm giảm độ ẩm trong không gian, hạn chế sự phát triển của nấm mốc và vi sinh vật, nhờ đó nâng cao chất lượng không khí và giảm chỉ số AQI, đảm bảo môi trường trong lành, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe và tinh thần cho mọi người.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chỉ số chất lượng không khí - AQI. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc hoặc muốn được tư vấn về thiết bị làm sạch không khí như máy lọc không khí, máy hút ẩm, vui lòng liên hệ thông tin dưới đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BIGMART
Địa chỉ 1: 88B đường số 51, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Địa chỉ 2: Số 105 đường Louis 7, Khu đô thị Louis City Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 028 73 00 99 73 - 024 73 00 99 73
Thẻ tag:
Có 0 bình luận